• Blog
  • Thiết kế

Design Thinking – Các Giai Đoạn Cần Biết

Design Thinking 11zon

Đa phần các nhà thiết kế giỏi đều sử dụng Design Thinking trong quá trình làm việc của họ. Tuy nhiên, Design Thinking không giới hạn ở lĩnh vực thiết kế, từ nghệ thuật, âm nhạc, văn học, khoa học, kỹ thuật cho đến kinh doanh đều có thể áp dụng Design Thinking. Vậy Design Thinking là gì? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Stywin nhé!

Design Thinking là gì?

Design Thinking là gì? Design Thinking là phương pháp tư duy, không chỉ là một quá trình lặp đi lặp lại. Design Thinking mở ra một lối tư duy mới mẻ, logic đi từ tìm hiểu nhu cầu khách hàng, sau đó xác định vấn đề và đưa ra giải pháp sáng tạo để cùng nhau giải quyết vấn đề đó.

Design Thinking 2
Design Thinking là gì?

Về bản chất Design Thinking sẽ:

  • Tạo điều kiện phát triển, hoàn thiện tư duy
  • Giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn dưới nhiều góc độ khác nhau
  • Bạn sẽ đào sâu vấn đề và xác định nguyên nhân gốc rễ của chúng
  • Khuyến khích bạn đổi mới tư duy, giải quyết vấn đề logic và sáng tạo hơn
  • Tạo ra bản thử nghiệm cuối cùng phù hợp với mục tiêu, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó mang đến trải nghiệm hữu ích cho người dùng.

Lí do Design Thinking đóng vai trò quan trọng

Trong thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), việc phát triển và điều chỉnh các kỹ năng để nhanh chóng hiểu và giải quyết những thay đổi trong hành vi và nhu cầu của người dùng là vô cùng quan trọng. Các nhóm thiết kế áp dụng phương pháp Design Thinking để giải quyết những vấn đề chưa rõ ràng. Họ làm điều này bằng cách sắp xếp lại các vấn đề theo cách tiếp cận “Human Centered Design” (thiết kế lấy con người làm trung tâm), tập trung vào những gì quan trọng nhất đối với người dùng.

Trong tất cả các quy trình thiết kế, Design Thinking được coi là tiêu chuẩn gần như hoàn hảo cho việc “Thinking Outside The Box” (tư duy sáng tạo, không bị giới hạn bởi các khuôn mẫu truyền thống).

Design Thinking 4
Tư duy sáng tạo, không bị giới hạn bởi các khuôn mẫu truyền thống

Một điểm quan trọng khác là các yếu tố liên quan đến sáng tạo và nghệ thuật thường khó đánh giá. Mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về cái đẹp và sự hoàn hảo. Do đó, việc áp dụng tư duy chủ quan trong thiết kế thường dẫn đến nhiều xung đột.

Có thể bạn thích:  12 xu hướng nổi bật trên mạng xã hội năm 2024

Design Thinking không chỉ là một phương pháp tư duy mà còn là một quy trình sáng tạo khách quan và tổng quát. Mỗi bước tiếp theo trong quy trình này được xây dựng dựa trên nền tảng của bước trước. Do đó, bất kỳ nhà thiết kế hay người nào áp dụng Design Thinking trong quá trình tạo ra nguyên mẫu có thể tìm ra những cách tiếp cận mới, sáng tạo và khoa học, qua đó đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Các giai đoạn của Design Thinking

Có nhiều phương pháp liên quan đến tư duy thiết kế nhưng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Design Thinking với mô hình 5 giai đoạn do Viện Thiết kế Hasso-Platter – Đại học Stanford đề xuất (còn được gọi là d.school).

Giai đoạn 1: Thấu hiểu (Empathize)

Làm sao để hiểu rõ người dùng? Để hiểu rõ người dùng, điều quan trọng đầu tiên là loại bỏ những định kiến và quan điểm chủ quan của bản thân. Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng để có cái nhìn sâu sắc, đồng thời hiểu rõ nhu cầu của họ.

Sau đó, hãy tự đặt và trả lời những câu hỏi sau:

  • Người dùng thường thực hiện các hoạt động của họ như thế nào?
  • Họ có những nhu cầu cảm xúc và thể chất gì?
  • Cách họ suy nghĩ và tương tác với mọi người ra sao?
  • Điều gì khiến họ bị thu hút, cảm thấy có ý nghĩa và ảnh hưởng đến hành vi của họ?

Bằng cách quan sát cách người dùng tương tác trên mạng xã hội, bạn có thể tìm ra manh mối về cách họ suy nghĩ. Từ đó hiểu sâu hơn về mong muốn thực sự của họ.

Design Thinking 3
Thấu hiểu khách hàng

Giai đoạn 2: Xác định (Define)

Trong giai đoạn khám phá quy trình thiết kế, có thể thu thập được lượng lớn thông tin. Tuy nhiên, không phải tất cả thông tin đều hữu ích cho việc đạt được mục tiêu đã định.

Vì vậy, quá trình này đòi hỏi việc tổng hợp, phân tích và chọn lọc thông tin thu thập được từ giai đoạn đầu. Sau đó, người thiết kế cần rút ra các kết luận cần thiết. Dựa vào kết quả này, họ có thể xác định rõ ràng nhu cầu của người dùng và liệt kê ra danh sách các vấn đề cần giải quyết trong một bản tổng hợp.

Giai đoạn 3: Sáng tạo (Ideate)

Đây là thời điểm để bạn và đồng đội của mình bùng nổ sức sáng tạo! Cần phải có cái nhìn toàn diện về vấn đề từ nhiều góc độ và tập trung phát triển ý tưởng. Trong quá trình này, bạn và đội nhóm của mình sẽ liên tục điều chỉnh hoặc cải tiến các ý tưởng giải pháp. Tiếp theo, các ý tưởng này sẽ được lọc lựa để chọn ra giải pháp tốt nhất, từ đó xây dựng nguyên mẫu giúp giải quyết các vấn đề.

Có thể bạn thích:  5 bước đơn giản xây dựng thương hiệu trong năm 2022

Có nhiều kỹ thuật sáng tạo ý tưởng mà bạn và đội nhóm có thể áp dụng, như Brainstorm, Brainwrite, Worst Possible IdeaSCAMPER. Trong đó, Brainstorm và Worst Possible Idea là hai phương pháp thường được sử dụng ở giai đoạn đầu trong quá trình hình thành ý tưởng. Chúng khuyến khích tư duy tự do và mở rộng, giúp khám phá vấn đề từ nhiều hướng khác nhau, từ đó giúp bạn tạo ra nhiều ý tưởng hơn.

Giai đoạn 4: Nguyên mẫu (Prototype)

Giai đoạn này đánh dấu sự bắt đầu của quá trình xây dựng, phát triển và điều chỉnh mẫu thử nghiệm của đội ngũ thiết kế. Quá trình này sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được phiên bản tối ưu nhất. Trong giai đoạn này, đòi hỏi các kỹ năng thiết kế chuyên sâu như vẽ phác thảo tay (sketching), thiết kế đồ họa 2D và 3D, hoạt hình (animation), thiết kế các mẫu vật thực tế.

Quan trọng là phải loại bỏ những yếu tố không mang lại giá trị cho người dùng. Hãy tập trung vào việc chọn lọc và hướng sự nỗ lực vào việc thiết kế ra một nguyên mẫu có khả năng tạo sự độc đáo, mới lạ và có ích.

Giai đoạn 5: Thử nghiệm (Test)

Giai đoạn cuối cùng của quá trình Design Thinking đòi hỏi sự kiểm tra kỹ lưỡng của nguyên mẫu hoàn thiện bởi chuyên viên thiết kế hoặc trưởng phòng thiết kế. Họ sẽ sử dụng các công cụ chuyên nghiệp để kiểm tra xem nguyên mẫu có lỗi kỹ thuật hay không. Nếu phát hiện cần sửa chữa hay cải tiến, họ sẽ đưa ra nhận xét và đánh giá, cũng như đề xuất giải pháp cụ thể. Sự thay đổi này thường dựa trên các điều kiện sử dụng, cách người dùng suy nghĩ, cảm nhận, tương tác và sự đồng cảm.

Design Thinking 1
Cho người dùng trải nghiệm nguyên mẫu rất quan trọng

Để đạt được kết quả thử nghiệm chính xác hơn, việc cho người dùng trải nghiệm nguyên mẫu thực tế rất quan trọng. Đối với nguyên mẫu là sản phẩm, việc tạo cơ hội để người dùng trực tiếp trải nghiệm và đưa ra nhận xét, đánh giá là bước quan trọng để cải thiện và hoàn thiện sản phẩm. Nếu nguyên mẫu không phải là sản phẩm hữu hình, bạn cần tạo một môi trường hoặc tình huống đặc thù để người dùng có thể trải nghiệm nguyên mẫu.

Trong quá trình thử nghiệm, hãy tránh giải thích quá cụ thể về sản phẩm. Thay vào đó, bạn chỉ cần cung cấp nguyên mẫu cho người dùng và cho họ tự do trải nghiệm, đưa ra phản hồi. Phản hồi từ người dùng, bao gồm cả việc so sánh với các nguyên mẫu khác là cực kỳ quan trọng. Chúng giúp cải thiện và hoàn thiện nguyên mẫu. Quá trình này sẽ tiếp tục lặp lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Do đó, việc lắng nghe và áp dụng ý kiến từ chính người dùng là chìa khóa để tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng.

Có thể bạn thích:  Hướng dẫn cách thiết kế logo online đơn giản (Phần 1)

Hy vọng rằng, thông qua những thông tin chia sẻ về Design Thinking của Stywin, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về phương pháp này. Áp dụng nó vào công việc sẽ giúp tạo ra các sản phẩm phù hợp với xu hướng hiện đại, mang lại lợi ích cho khách hàng. Đồng thời, việc này cũng góp phần xây dựng và khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Bạn đã sẵn sàng

bứt phá?
đột phá?

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất để thực hiện ý tưởng của bạn.

background contact 1
Hotline: 0911 339 456
Messenger facebook
Download profile