Cá𝐜𝐡 𝐩𝐡â𝐧 𝐥𝐨ạ𝐢 𝐡à𝐧𝐠 𝐡𝐨á 𝐝ị𝐜𝐡 𝐯ụ 𝐬𝐚𝐨 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐡í𝐧𝐡 𝐱á𝐜.
Trước khi nộp đơn, công việc quan trọng mà người nộp đơn cần phải làm đó là phân loại hàng hoá dịch vụ. Vậy thì phân loại hàng hoá dịch vụ là gì? Việc phân loại được thực hiện như thế nào?
1.𝐏𝐡â𝐧 𝐥𝐨ạ𝐢 𝐡à𝐧𝐠 𝐡𝐨á 𝐝ị𝐜𝐡 𝐯ụ 𝐥à 𝐠ì?
Có thể hiểu đơn giản, phân loại hàng hoá dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu là việc gọi tên đúng sản phẩm, dịch vụ đó và sắp xếp chúng vào phân nhóm theo quy ước quốc tế về phân loại hàng hoá dịch vụ (NICE) được thiết lập theo Thỏa ước Nice (1957).
Ví dụ, bạn kinh doanh sản phẩm: giày, dép. Thì bạn sẽ phân loại chúng vào Nhóm 25: Giày; dép. Nếu lĩnh vực kinh doanh của bạn là xây dựng thì bạn phân loại vào Nhóm 37: Xây dựng.
Như vậy, bất cứ hàng hoá, dịch vụ nào cũng đều có phân loại của riêng chúng. Chúng ta có nhiệm vụ là xác định đúng nhóm.
2.𝐓ạ𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐩𝐡â𝐧 𝐥𝐨ạ𝐢?
Phân loại là thủ tục bắt buộc để đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn đáp ứng điều kiện về hình thức do Cục Sở hữu trí tuệ quy định. Việc phân loại giúp cho đơn của bạn được thẩm định một cách trơn tru. Giả sử nếu bạn phân loại sai thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo, yêu cầu bạn điều chỉnh cho chính xác.
3.𝐂á𝐜𝐡 𝐩𝐡â𝐧 𝐥𝐨ạ𝐢?
Trước tiên, bạn phải tải về Bảng phân loại quốc tế hàng hoá/ dịch vụ Ni – xơ phiên bản mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ (Hiện nay sử dụng phiên bản 11-2020).
Bảng Nice chia tất cả các đối tượng trong kinh doanh thành 45 nhóm. Trong đó có 34 nhóm sản phẩm (từ nhóm 01 đến nhóm 34), 11 nhóm dịch vụ (từ nhóm 35 đến nhóm 45).
4 𝐐𝐮á 𝐭𝐫ì𝐧𝐡 𝐩𝐡â𝐧 𝐥𝐨ạ𝐢 𝐝ự𝐚 𝐭𝐫ê𝐧 𝐜á𝐜 𝐧𝐠𝐮𝐲ê𝐧 𝐭ắ𝐜 𝐬𝐚𝐮:
4.1𝐍𝐠𝐮𝐲ê𝐧 𝐭ắ𝐜 𝐤𝐡𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐯ù𝐧𝐠: Bạn xác định xem lĩnh vực kinh doanh đó là sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: bạn là bên sản xuất một sản phẩm nào đó thì phân nhóm sẽ rơi vào khoảng từ nhóm 01 đến nhóm 34. Nếu bạn là bên mua bán, bán buôn, bán lẻ thì phân nhóm thuộc nhóm 35. Nếu bạn là bên cung cấp dịch vụ thì sẽ thuộc nhóm 36 đến nhóm 45.
4.2 𝐍𝐠𝐮𝐲ê𝐧 𝐭ắ𝐜 𝐱á𝐜 đị𝐧𝐡 𝐭𝐢ê𝐮 đề 𝐯à 𝐩𝐡ạ𝐦 𝐯𝐢 𝐜ủ𝐚 𝐜á𝐜 𝐧𝐡ó𝐦: Bằng cách biết rõ tiêu đề các nhóm trong bảng phân loại NICE, bạn sẽ biết được sản phẩm, dịch vụ do mình kinh doanh thuộc nhóm nào.
Ví dụ: sản phẩm bạn kinh doanh là nước hoa, vậy thì nó sẽ thuộc nhóm 03. Nếu lĩnh vực kinh doanh của bạn là thẩm mỹ viện, spa làm đẹp thì sẽ thuộc nhóm 44.
Bằng cách hiểu được tiêu đề của các nhóm, bạn sẽ tiết kiệm thời gian lọc và có thể sắp xếp các sản phẩm, dịch vụ vào các nhóm một cách chính xác nhất.
Ví dụ, cùng là rau, củ quả nhưng rau củ quả đã qua chế biến, đóng hộp thì thuộc nhóm 29 còn rau, củ, quả tươi thuộc nhóm 31.
4.3 𝐍𝐠𝐮𝐲ê𝐧 𝐭ắ𝐜 𝐭ì𝐦 𝐤𝐢ế𝐦 𝐜ụ 𝐭𝐡ể: Ở các nhóm, các sản phẩm, dịch vụ được liệt kê cụ thể. Bạn có thể dựa vào đó để xác định chính xác sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh có trong nhóm đó không.
Bằng các hướng dẫn ở trên, bạn có thể tự phân loại hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, việc phân loại rất dễ bị sai, nhất là bởi những người không có chuyên môn trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Đó là lý do tại sao bạn nên chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ trọn gói, từ bước phân loại đến bước tra cứu, nộp đơn và theo dõi đơn.
Ở IPGO, bạn có thể yên tâm giao toàn bộ trách nhiệm cho chúng tôi. Với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm cao, IPGO thực hiện phân loại hàng hoá dịch vụ với tỉ lệ chính xác lên tới 99%, từ đó đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho hàng nghìn khách hàng trên cả nước.
Nguồn :StywinBrading