• Trang chủ /
  • Blog /
  • Đăng ký thương hiệu: Khái niệm, ưu điểm và quy trình
  • Blog

Đăng ký thương hiệu: Khái niệm, ưu điểm và quy trình

Đăng ký thương hiệu: Khái niệm, ưu điểm và quy trình

Thương hiệu được xem là tài sản vô hình có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh. Nó giúp phân biệt doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, việc đăng ký thương hiệu sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ độc quyền trong kinh doanh, tạo nền tảng để phát triển lâu dài. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về quy trình đăng ký thương hiệu.

1. Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu gồm các thủ tục hành chính được chủ sở hữu thương hiệu nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký thương hiệu sẽ trải qua 4 bước thẩm định về về nội dung đơn và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu. Đăng ký thương hiệu là công đoạn rất cần thiết để chủ sở hữu có thể bảo vệ quyền thương hiệu của riêng mình trên thị trường. 

2. Tại sao phải đăng ký thương hiệu?

Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam không bắt buộc chủ sở hữu thương hiệu phải đăng ký thương hiệu. Nhưng để tránh trường hợp thương hiệu có thể phải tranh chấp sau này hoặc bị các chủ thương hiệu khác khởi kiện vì nhầm lẫn hoặc tương tự với các thương hiệu đã được bảo hộ. Vậy nên chủ thương hiệu nên xác lập quyền sở hữu của mình càng sớm càng tốt. 

Quyền sở hữu thương hiệu có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Đến nay, cơ chế tự động xác lập chỉ được áp dụng đối với các thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.

Đối với thương hiệu thông thường, quyền sở hữu thương hiệu chỉ được xác lập khi tiến hành đăng ký thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ. Các quy định hiện nay về việc bảo hộ thương hiệu áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, sớm nhất để chấp nhận bảo hộ thương hiệu của người đăng ký trước dựa vào ngày nộp đơn. 

Nói cách khác, trong trường hợp có nhiều người cùng nộp đơn đăng ký các thương hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn thì người đăng ký trước sẽ được xem xét cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật.

Có thể bạn thích:  Facebook Reels là gì? Cách sử dụng Facebook Reels?

Đăng ký thương hiệu là điều quan trọng cần làm đối với một sản phẩm hay một thương hiệu. Một số lý do mà các doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu:

  • Một tình trạng phổ biến đối với những sản phẩm được biết đến rộng rãi chính là việc xuất hiện các sản phẩm có chức năng và thiết kế tương tự. Vì thế, nếu doanh nghiệp không đăng ký thương hiệu thì sẽ có rất nhiều sản phẩm bị làm giả, làm nhái với thủ đoạn tinh vi, khiến người tiêu dùng khó lòng phân biệt được đâu là hàng chính hãng, gây hoang mang khi người tiêu dùng tìm đến sản phẩm và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
  • Việc đăng ký thương hiệu sẽ là bằng chứng về quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu thương hiệu.
  • Khách hàng dễ nhận biết được các sản phẩm của thương hiệu cũng như có lợi thế khi cạnh tranh với các sản phẩm tương tự mang thương hiệu khác.
  • Sau khi đăng ký, thương hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong 10 năm và chủ sở hữu có thể dễ dàng gia hạn nhiều lần sau đó.

3. 5 lợi ích khi đăng ký thương hiệu

Đăng ký thương hiệu có những lợi thế và tác động khác nhau, bao gồm việc áp dụng độc quyền thương hiệu đó, ngăn cản việc cung cấp các sản phẩm tương tự của các bên thứ ba dưới nhãn hiệu giống nhau. Cần lưu ý rằng quyền độc quyền được áp dụng sẽ chỉ cấp cho những người đã đăng ký thương hiệu của họ.

Bằng cách đăng ký thương hiệu, tên và địa chỉ của sản phẩm sẽ được sử dụng chính xác để đạt được các mục tiêu của công ty. Trên thực tế, việc đăng ký thương hiệu có thể tạo ra giá trị gia tăng cho cổ phiếu và do đó làm tăng thu nhập của công ty.

Bảo vệ thương hiệu

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của việc đăng ký nhãn hiệu là bảo hộ nó. Tức là sự bảo vệ pháp lý được thực hiện đối với thương hiệu tại thời điểm đăng ký. Bởi vì thủ tục lập pháp này đảm bảo quyền sử dụng độc quyền hàng hóa và dịch vụ trong thời hạn 10 năm, có thể gia hạn vô thời hạn. Nó có thể là một phần quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của công ty bạn. Vì vậy, bằng cách đăng ký thương hiệu, danh tiếng tốt của sản phẩm và dịch vụ có được trên thị trường sẽ ghi dấu ấn đối với khách hàng.

Tạo khác biệt

Một khi thương hiệu đã được đăng ký, bạn thiết lập sự bảo hộ đối với thương hiệu và điều này mang lại lợi ích thứ hai của việc đăng ký thương hiệu, đó là sự khác biệt. Sự bảo vệ được thiết lập đảm bảo sự phân biệt của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mà bạn cung cấp. Tại sao? Bởi vì bằng cách đăng ký thương hiệu, bạn ngăn cản các thương hiệu tương tự khác đăng ký. Ngoài ra, tất cả những sản phẩm tương tự hoặc tương đương với những sản phẩm do thương hiệu của bạn cung cấp có thể không được đưa ra thị trường. Bằng cách này, bạn đạt được sự cá nhân hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Có thể bạn thích:  Phạm vi khách hàng cần sử dụng thương hiệu

Tăng đầu tư

Khi một công ty đầu tư vào việc thực hiện một dự án, một cách vô thức, sự quan tâm dành cho dự án đó sẽ tăng lên. Do đó, việc đăng ký thương hiệu làm cho các công ty đầu tư vào sản phẩm của họ và đặc biệt là vào thương hiệu. Do vậy, việc đăng ký thương hiệu sẽ tự động duy trì và nâng cao chất lượng thương hiệu.

Tạo giá trị

Một ưu điểm khác của việc đăng ký thương hiệu là nó tạo ra giá trị cho thương hiệu của bạn một cách vô thức, vì thương hiệu là một tài sản vô hình mà bạn phải bảo vệ khi đăng ký thương hiệu. Nhiều người thậm chí còn cho rằng đăng ký thương hiệu tạo ra lợi nhuận, bởi vì nếu so sánh chi phí với khoản đầu tư, doanh nghiệp sẽ thắng.

Sự tin tưởng

Khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua đối với một sản phẩm có thương hiệu, điều đó thể hiện sự tin tưởng. Đồng thời nó cho thấy khách hàng có thể biết tất cả các khía cạnh của công ty.

4. Quy trình các bước đăng ký thương hiệu

Bước 1 – Xây dựng thương hiệu

Đầu tiên, hãy tiến hành thiết kế thương hiệu dựa trên các ý tưởng gắn liền với sản phẩm của bạn. Tuy nhiên trước khi tiến hành thiết kế thương hiệu, lời khuyên cho bạn là nên thực hiện bước 2 trước.

Bước 2 – Tra cứu thương hiệu

Sau khi tiến hành tra cứu và đánh giá tính khả thi của tên thương hiệu có bị trùng không thì bạn có thể tiến hành nộp đơn đăng ký.

Bước 3 – Nộp đơn cho Cục sở hữu trí tuệ

Tiếp theo tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ sau khi đã xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký.

Bước 4 – Theo sát quá trình thẩm định đơn

Theo dõi sát sao quá trình thẩm định đơn đăng ký thương hiệu để nhanh chóng xử lý các sai sót. Thời gian trung bình cho quá trình này thường kéo dài từ 3 đến 9 tháng.

Bước 5 – Nhận giấy chứng nhận 

Sau khi quá trình thẩm định đăng ký kết thúc, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo về kết quả của đơn đăng ký thương hiệu. Nếu đáp ứng được yêu cầu, chủ thương hiệu sẽ phải nộp 1 khoản chi phí khi nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm. Còn trường hợp đơn đăng ký không được chấp nhận thì bạn có thể khiếu nại về quyết định này.

Bước 6 – Sử dụng và gia hạn giấy chứng nhận 

Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Khi hết hiệu lực, chủ thương hiệu có thể gia hạn thêm mà không giới hạn số lần gia hạn. 

Có thể bạn thích:  10 Nguyên tắc vàng mà David Airey dùng trong thiết kế Logo

Kết luận

Việc đăng ký thương hiệu được giải quyết dựa trên nguyên tắc ai nộp đơn trước sẽ được bảo hộ trước. Do đó, nếu bạn thực sự đang ấp ủ dự định đăng ký thương hiệu cho thương hiệu của mình, thì hãy nhanh tay liên hệ với Stywin Branding thông qua số điện thoại ở bên dưới chân website nhé. 

Chúng tôi tự tin là đối tác có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hoàn tất thủ tục đăng ký thương hiệu, cam kết đồng hành cùng bạn đến khi bạn thực sự cầm được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu trên tay. Sự hài lòng của bạn là mục tiêu hàng đầu của Stywin. 

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Bạn đã sẵn sàng

bứt phá?
đột phá?

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất để thực hiện ý tưởng của bạn.

background contact 1
Hotline: 0911 339 456
Messenger facebook
Download profile