• Trang chủ /
  • Blog /
  • Nhượng quyền thương hiệu: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý
  • Blog

Nhượng quyền thương hiệu: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Nhượng quyền thương hiệu: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Trong nhượng quyền thương hiệu, bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận nhượng quyền không chỉ tên thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình mà còn cung cấp toàn bộ hệ thống quản lý để vận hành doanh nghiệp. Bên nhận nhượng quyền thường nhận được hỗ trợ, hướng dẫn vận hành, đào tạo, tiêu chuẩn thương hiệu, kiểm soát chất lượng, chiến lược tiếp thị và hỗ trợ tư vấn kinh doanh từ bên nhượng quyền. Vậy, khi nhượng quyền thương hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý những gì? 

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu liên quan đến hai bên – một bên là bên nhượng quyền, với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp trao giấy phép cho bên kia, bên nhận nhượng quyền, cho phép sử dụng ý tưởng kinh doanh. Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình có lợi cho cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền.

Đối với bên nhượng quyền, họ được trả một khoản phí ban đầu cho giấy phép của họ và sau đó nhận được tiền bản quyền liên tục dựa trên doanh thu.

Đối với bên nhận nhượng quyền, họ có thể sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, chiến lược và mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhượng quyền cũng hỗ trợ họ việc đào tạo và quảng cáo như một phần của thỏa thuận.

Nhượng quyền thương hiệu là một cách phổ biến đối với các doanh nhân để bắt đầu kinh doanh, đặc biệt là khi bước vào một ngành công nghiệp cạnh tranh cao, ví như thức ăn nhanh. Một lợi thế lớn khi mua nhượng quyền là bạn có quyền sở hữu tên thương hiệu của một công ty đã có tên tuổi. Bạn sẽ không cần tốn chi phí để đưa tên tuổi và sản phẩm của mình đến với khách hàng.

2. Ưu điểm và rủi ro của nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm

Một số lợi thế lớn của nhượng quyền thương hiệu bao gồm một công thức kinh doanh đã có sẵn chỉ việc tiếp tục thực hiện, các sản phẩm và dịch vụ đã được thị trường đón nhận, và trong nhiều trường hợp, thương hiệu đã có danh tiếng lớn. 

Nhượng quyền thương hiệu: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Ví dụ: nếu bạn là người nhận nhượng quyền McDonald’s, bạn đã có những danh mục về sản phẩm sẽ bán, cách bố trí cửa hàng hoặc thậm chí cách thiết kế đồng phục nhân viên của bạn. Một số bên nhượng quyền cung cấp chương trình đào tạo và lập kế hoạch tài chính, hoặc danh sách các nhà cung cấp tài nguyên đã được phê duyệt. Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích này, thành công không bao giờ được đảm bảo.

Có thể bạn thích:  Đăng ký thương hiệu: Khái niệm, ưu điểm và quy trình

Rủi ro

Những bất lợi bao gồm phí nhượng quyền cao cũng như chi phí bản quyền phải duy trì liên tục. Theo đó, nhượng quyền thương hiệu có các khoản phí liên tục phải trả cho bên nhượng quyền dưới dạng phần trăm doanh thu. Tỷ lệ phần trăm này có thể dao động từ 4,6% đến 12,5%, tùy thuộc vào ngành.

Ngoài ra còn có nguy cơ bên nhận quyền bị lừa bởi thông tin không chính xác và phải trả số tiền cao hoặc giá trị nhượng quyền thấp. Bên nhận nhượng quyền cũng thiếu quyền kiểm soát hoặc khả năng sáng tạo với hoạt động kinh doanh của họ. Việc tài trợ từ bên nhượng quyền hoặc nơi khác có thể khó kiếm được và bên nhận nhượng quyền có thể bị ảnh hưởng do địa điểm hoặc quản lý kém.

3. Lợi ích và bất lợi của bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền

Bên nhượng quyền

Lợi ích

Nhượng quyền thương hiệu cho phép một công ty phân phối hàng hóa của họ ở nhiều địa điểm đồng thời tránh được các khoản đầu tư và trách nhiệm pháp lý lớn. Đồng thời cho phép các công ty mở rộng nhanh hơn so với mô hình chuỗi cửa hàng, vì chi phí cho bên nhượng quyền nhỏ hơn nhiều khi các chi nhánh mới do bên thứ ba sở hữu và điều hành.

Bên nhượng quyền nhận được hai khoản thanh toán ban đầu:

  • Phí bản quyền bao gồm việc sử dụng nhãn hiệu
  • Thanh toán cho việc đào tạo và các dịch vụ khác mà bên nhận nhượng quyền tiếp nhận

Bất lợi

  • Không có quyền kiểm soát trực tiếp việc bán sản phẩm của mình. Kết quả là, thiện chí của chính họ có thể bị ảnh hưởng nếu bên nhận nhượng quyền không duy trì các tiêu chuẩn chất lượng.
  • Hơn nữa, bên nhận nhượng quyền thậm chí có thể tiết lộ bí mật của bên nhượng quyền cho các đối thủ. Việc nhượng quyền cũng liên quan đến các chi phí liên tục để bảo trì, hỗ trợ và đào tạo cho bên nhận  nhượng quyền.

Bên nhận nhượng quyền

Lợi ích

Với mô hình nhượng quyền thương hiệu, người nhận nhượng quyền có thể thành lập công ty nhanh chóng dựa trên thương hiệu đã được chứng minh và có quyền sở hữu ngay các công cụ và cơ sở hạ tầng cần thiết để kinh doanh.

  • Doanh nghiệp nhận nhượng quyền có thể sử dụng hình thức nhượng quyền để bắt đầu kinh doanh trên tên thương hiệu đã được đón nhận trên thị trường. Kết quả là, nhượng quyền thương hiệu có thể dự đoán thành công của bên nhận nhượng quyền và giảm rủi ro thất bại.
  • Hơn nữa, bên nhận nhượng quyền cũng không tốn chi phí đào tạo vì bên nhượng quyền cung cấp khoản này.
  • Một lợi thế khác là đôi khi bên nhận nhượng quyền có thể độc quyền bán các sản phẩm của bên nhượng quyền trong một khu vực cụ thể.
  • Bên nhận nhượng quyền sẽ nắm được các kỹ thuật kinh doanh và bí mật kinh doanh của bên nhượng quyền.
Có thể bạn thích:  Hình mẫu thương hiệu là gì và cách chọn hình mẫu phù hợp với thương hiệu của bạn

Bất lợi

  • Trước hết, không một đơn vị nhận nhượng quyền nào có toàn quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình. Họ luôn phải tuân thủ các chính sách và điều kiện của bên nhượng quyền.
  • Một bất lợi khác là họ luôn phải trả một số tiền bản quyền cho bên nhượng quyền theo định kỳ. Trong một số trường hợp, họ thậm chí có thể phải chia sẻ lợi nhuận của mình với bên nhượng quyền.

4. Tại sao một số công ty lại nhượng quyền thương hiệu?

Nhượng quyền thương hiệu có thể là một cách tuyệt vời để các công ty tăng cường phân phối. Issac Singer đã tạo ra một hình thức nhượng quyền thương hiệu ban đầu với cách ông bán máy may Singer của mình, và Henry Ford đã làm điều đó với ô tô.

Mặc dù vậy, chủ yếu nhượng quyền kinh doanh mang lại một lợi thế lớn cho các công ty. Đó là họ không phải sử dụng tất cả số tiền của mình để phát triển kinh doanh. Thay vào đó, họ có thể sử dụng Tiền của Người khác – bên nhận nhượng quyền.

Nhượng quyền thương mại cho phép chủ doanh nghiệp giảm bớt một số rủi ro tài chính của chính họ khi họ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều địa điểm mới. Bên nhượng quyền vẫn phải đầu tư tiền của mình để tạo ra hệ thống nhượng quyền, nhưng họ không phải đầu tư nhiều tiền vào mỗi địa điểm mới.

Kết luận

Giống như hầu hết các quyết định kinh doanh khác, bắt đầu nhượng hoặc mua một nhượng quyền thương hiệu sẽ có những ưu và nhược điểm của nó. Và không phải tất cả các nhượng quyền thương hiệu đều diễn ra như nhau. Điều quan trọng là phải nghiên cứu trước khi chọn nhượng quyền thương hiệu phù hợp với bạn và hiểu tất cả những lợi thế và bất lợi của nhượng quyền thương hiệu mà bạn có thể gặp phải với tư cách là bên nhận quyền hoặc bên nhận nhượng quyền.

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Bạn đã sẵn sàng

bứt phá?
đột phá?

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất để thực hiện ý tưởng của bạn.

background contact 1
Hotline: 0911 339 456
Messenger facebook
Download profile