• Trang chủ /
  • Blog /
  • Thương hiệu là gì và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp
  • Blog

Thương hiệu là gì và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

00 1

CEO của Amazon – Jeff Bezos từng đưa ra một định nghĩa về thương hiệu, đó là: “Thương hiệu của bạn sẽ là những gì người ta nói về nó khi bạn không ở đó.” Có thể thấy, thương hiệu được xem như “con át chủ bài” của mỗi doanh nghiệp. Nó không chỉ là tên gọi của doanh nghiệp, mà còn ẩn chứa một thông điệp đầy ý nghĩa gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh. Một thương hiệu mạnh có thể đưa doanh nghiệp lên đỉnh cao, đạt được mục tiêu kinh doanh. Vậy cụ thể thương hiệu là gì? Những yếu tố tạo nên một thương hiệu mạnh? Các doanh nghiệp có cần thuê dịch vụ thiết kế thương hiệu không? Stywin sẽ thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Thương hiệu là gì?

1.1. Khái niệm về thương hiệu

Thương hiệu là một khái niệm rất rộng lớn đến nỗi một định nghĩa đúng bao hàm mọi thứ mà nó thể hiện có thể sẽ không mang lại quá nhiều rõ ràng cho chủ đề. Vì vậy, có khá nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi thương hiệu là gì.

Thương hiệu là gì và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Theo American Marketing Association, “Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ và trong mắt của người tiêu dùng”.

Còn theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa với “nhãn hiệu”. Nhưng trong lĩnh vực thương mại, thuật ngữ “thương hiệu” thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn, chỉ sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như nhãn hiệu, thiết kế, biểu tượng và hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà những yếu tố đó liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một thành phần của thương hiệu.”

>>> Xem thêm: 8 xu hướng xây dựng thương hiệu trong năm 2022

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng, thương hiệu là một khái niệm kinh doanh giúp người tiêu dùng phân biệt rõ ràng một công ty và các sản phẩm của công ty đó. Thương hiệu là vô hình, người tiêu dùng không thể chạm vào hoặc nhìn thấy chúng. Vì vậy, thương hiệu giúp hình thành nhận thức của các khách hàng về công ty, sản phẩm của họ.

1.2. Giá trị của thương hiệu

Nếu biết cách quản lý thương hiệu thận trọng, cùng một chiến dịch quảng cáo thông minh thì doanh nghiệp có thể thuyết phục được khách hàng trả giá cao hơn rất nhiều giá thành của sản phẩm. Đó là khái niệm tạo ra giá trị của thương hiệu.

Nói cách khác, đó là cách thức sử dụng hình ảnh của sản phẩm để người tiêu dùng cảm thấy sản phẩm đó xứng đáng với giá trị mà nhà sản xuất muốn người tiêu dùng thừa nhận, chứ không phải là giá trị hợp lý của giá thành sản phẩm (bao gồm nguyên liệu, công, chuyên chở,…).

Có thể bạn thích:  Ý nghĩa 20 logo công ty thép nổi tiếng P2

Tuy nhiên, giá trị của thương hiệu không chỉ là con số chênh lệch giữa giá bán và giá thành. Nó còn là những giá trị phi vật thể của sản phẩm, ví như kỹ năng của một người công nhân lành nghề. Đó là những giá trị khó có thể hạch toán được và những người mang những tri thức và kỹ năng như vậy cần được công ty trân trọng. Vì sự khác biệt mà họ đem lại là không thể so sánh được. Doanh nghiệp nào không nhìn nhận ra và không biết duy trì những tải sản quý như vậy đều có thể chịu sự tổn thất nặng nề.

1.3. Các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam

Một số thương hiệu doanh nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam mà hầu hết mọi người đều biết đó là:

  • Tập đoàn Viettel (Tập đoàn viễn thông số 1 tại Việt Nam)
  • Tập đoàn Vingroup (Tập đoàn tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam)
  • Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (Công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa)
  • Công ty Cổ phần Thế giới di động (Tập đoàn bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng)
  • Tập đoàn Hòa Phát (Tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng)
Thương hiệu là gì và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Một số thương hiệu doanh nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam

Ngoài ra, về thương hiệu sản phẩm/dịch vụ, Việt Nam có Tập đoàn Vingroup với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:

  • VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp)
  • VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam)
  • VinPearl (thương hiệu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp 5 sao)
  • VinCom (thương hiệu hệ thống trung tâm thương mại)
  • VinMec (thương hiệu hệ thống bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế)

2. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Nếu như bạn để ý tới các thương hiệu lớn nhất trên thế giới, bạn sẽ nhận ra rằng việc xây dựng thương hiệu là một điều bắt buộc đối với bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình triển khai chiến lược marketing.

Ở trong ngành thiết kế, rất nhiều chuyên gia tại các Agency thường khuyên khách hàng của mình rằng “hãy coi việc thiết kế là một khoản đầu tư, không phải là một khoản chi phí”. Tuy nhiên nhiều người khi khởi nghiệp lại nghĩ rằng thiết kế không quan trọng, chúng không đáng từng này tiền.

>>> Xem thêm: Phạm vi khách hàng cần sử dụng thương hiệu

Nhưng nếu thương hiệu được đầu tư hợp lý ngay từ đầu, bạn sẽ không bao giờ lăn tăn về việc thay đổi trong tương lai. Một thương hiệu trông khá chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ nhận được nhiều cái gật đầu từ khách hàng hơn so với một thương hiệu trông thiếu chuyên nghiệp.

Do đó, thiết kế và xây dựng thương hiệu đối với các doanh nghiệp hiện nay là một yếu tố vô cùng cần thiết. Nó mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích ngoài mong đợi. Dưới đây là 4 vai trò của thương hiệu dễ thấy nhất.

2.1. Tăng giá trị doanh nghiệp

Kết quả của quá trình xây dựng thương hiệu là tạo nên một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh sẽ là một thương hiệu có danh tiếng mạnh, uy tín và giá trị. Và một thương hiệu mạnh có thể làm tăng giá trị của một doanh nghiệp bằng cách mang lại nhiều đòn bẩy hơn trong ngành. Điều này làm cho nó trở thành một cơ hội đầu tư hấp dẫn vì đã có vị trí bền vững trên thị trường.

2.2. Tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng

Một thương hiệu tốt sẽ không gặp khó khăn khi thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Thương hiệu mạnh nói chung có nghĩa là khách hàng có ấn tượng tích cực về công ty và họ có khả năng trở thành đối tác với bạn vì sự quen thuộc và đáng tin cậy khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Khi thương hiệu đã được thiết lập tốt, truyền miệng sẽ là kỹ thuật quảng cáo tốt nhất và hiệu quả nhất của công ty.

Có thể bạn thích:  Kiến trúc thương hiệu là gì và tầm ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Thương hiệu là gì và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Truyền miệng sẽ truyền đi nhận thức và củng cố thêm danh tiếng của thương hiệu đó. Nếu danh tiếng tốt, khách hàng tiềm năng khi tiếp xúc với thương hiệu sẽ có một liên tưởng tích cực khiến họ có nhiều khả năng mua hàng từ thương hiệu này hơn so với thương hiệu của đối thủ.

2.3. Khơi dậy niềm tự hào của đội ngũ nhân viên

Chúng ta phải nhận thức được thực tế rằng sự tương tác giữa con người với nhau là cơ sở của thương mại và nhân viên là phương tiện truyền thông đầu tiên của bất kỳ thương hiệu nào – những đại sứ đầu tiên.

Làm việc cho một thương hiệu có uy tín và được công chúng đánh giá cao sẽ khiến đội ngũ nhân viên của công ty cảm thấy tự hào và yêu thích công việc mà bản thân đang làm. Và họ – những nhân viên tự hào về thương hiệu sẽ đem nhận thức đó tới khách hàng và đối tác mà họ tương tác.

2.4. Tăng lợi thế cạnh tranh và chiếm ưu thế trên thị trường

Danh tiếng của một thương hiệu phụ thuộc vào mức độ tin tưởng mà khách hàng có thể dành cho nó. Bạn càng tin tưởng một thương hiệu, thì nhận thức của bạn về nó càng tốt, danh tiếng của nó càng mạnh và do đó, thương hiệu chiếm ưu thế trên thị trường.

3. Một số yếu tố giúp làm nên một thương hiệu mạnh

Ở phần trên khi đề cập đến khái niệm thương hiệu là gì, chúng ta đã có được đáp án rằng thương hiệu chính là nhận thức từ người tiêu dùng. Hơn nữa, thương hiệu còn phải được tạo ra từ những nhận thức tích cực chứ không phải tiêu cực.

Và khi thương hiệu chính là nhận thức, thì thương hiệu có thể là bất cứ điều gì miễn là nó đủ sức chinh phục nhận thức của khách hàng mục tiêu. Và đó chính là các yếu tố làm nên một thương hiệu mạnh.

3.1. Tên thương hiệu

Thương hiệu không chỉ đơn giản là một cái tên, nhưng tên thương hiệu là yếu tố đầu tiên được nhắc đến trước khi đi vào xây dựng thương hiệu. Tên thương hiệu đóng vai trò làm nên tên tuổi và thể hiện rõ nét văn hóa lẫn tính cách đặc thù của thương hiệu trên thị trường.

Tên thương hiệu thường là tên thương mại hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp giúp khách hàng dễ dàng giới thiệu thương hiệu tới người khác. Tên thương hiệu cũng là yếu tố đại diện với tần suất xuất hiện trực tiếp nhiều nhất. Vì vậy, chúng cần chứa đựng đầy đủ ý nghĩa và sự khác biệt. Để có tên thương hiệu ấn tượng, bạn cần thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, sàng lọc, tìm hiểu đối thủ để có ý tưởng. Đôi khi nó sẽ đến một cách tình cờ. Ví dụ: Viettel, Mobiphone, FPT, Vinamilk,…

3.2. Bản sắc thương hiệu

Bản sắc thương hiệu hội tụ những yếu tố thuộc về thương hiệu như: tầm nhìn, sứ mệnh, lời hứa, đặc tính, giọng nói thương hiệu… Với mỗi yếu tố là một đại diện quan trọng cho thương hiệu về phương diện ngôn ngữ, hình ảnh và hệ giá trị mà thương hiệu đang theo đuổi.

Bản sắc thương hiệu cần tập trung vào những đặc tính có giá trị và những hứa hẹn nó mang lại. Đồng thời cần phải được duy trì bằng những đặc trưng trong quá trình tổ chức và sản xuất.

3.3. Logo thương hiệu

Logo là tín hiệu nhận diện quan trọng của mỗi sản phẩm nhận diện thương hiệu. Nó là đại diện cho thương hiệu về mặt hình ảnh và thay mặt ban lãnh đạo truyền đạt tính cách, văn hoá cũng như giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Có thể bạn thích:  3 yếu tố tạo nên một thương hiệu sản phẩm mạnh

Thương hiệu là gì và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Một logo có thể chỉ bao gồm biểu tượng, hoặc cũng có thể bao gồm cả tên công ty. Biểu tượng logo mà các doanh nghiệp lựa chọn thường là hình ảnh đã được cách điệu, dễ nhớ và có ý nghĩa rõ ràng.

Hơn nữa, thiết kế logo là bước đi đầu tiên trong quá trình xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bản sắc thương hiệu. Thậm chí cũng giống như tên thương hiệu, quy trình thiết kế logo thương hiệu còn đòi hỏi sự thấu hiểu giữa đội ngũ thiết kế với đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi những người sáng lập doanh nghiệp là những người hiểu đúng nhất về bản sắc thương hiệu, nhưng để truyền tải và ứng dụng bản sắc thương hiệu vào thiết kế logo thì lại là câu chuyện khác.

3.4. Bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ gồm thiết kế logo và các ấn phẩm nhận diện, mà còn là cơ sở để thương hiệu chủ động đề xuất giá trị và truyền thông chuỗi giá trị đó tới người tiêu dùng. Do đó, bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò đảm bảo, duy trì tính nhất quán của thương hiệu về mặt hình ảnh để quảng bá doanh nghiệp hiệu quả đến rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Thương hiệu là gì và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu chỉ cần chi tiết và tràn ngập các đường nét nổi bật, đồng thời thông qua một câu chữ, một lời nói ngắn gọn hay một hoạ tiết đơn giản nhưng phá cách sẽ giúp thương hiệu lan tỏa thông điệp đến đúng khách hàng mục tiêu.

>>> Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Yếu tố tạo nên một bộ nhận dạng mạnh

3.5. Kiến trúc thương hiệu

Kiến trúc thương hiệu là bản nghiên cứu, mô tả và quy hoạch chiến lược của một thương hiệu khi hướng tới mở rộng thương hiệu, phát triển sản phẩm, dịch vụ trong tương lai. Có thể ví kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể của thành phố mà mỗi thương hiệu của doanh nghiệp sẽ là những căn nhà trong đó.

Tư duy cần thiết đối với kiến trúc thương hiệu là phải xem nó như một cái cây đang sinh trưởng trong một không gian cụ thể, chứ không phải là một kiến trúc cơ học thô cứng. Vì vậy yêu cầu tối thiểu đối với một kiến trúc thương hiệu là xem xét lại cấu trúc của nó hàng năm trong mỗi chu kỳ hoạch định marketing.

4. Tại sao các doanh nghiệp cần tới dịch vụ của các đơn vị thiết kế thương hiệu?

Các thương hiệu thuê đơn vị thiết kế thương hiệu để củng cố cho hình ảnh của doanh nghiệp. Khi tái cấu trúc hoàn toàn một thương hiệu, đơn vị thiết kế chuyên nghiệp sẽ tư vấn cho doanh nghiệp một chiến lược thiết kế thương hiệu hoàn chỉnh.

Là một trong những Agency chuyên sâu về thiết kế tư vấn và truyền thông thương hiệu, Stywin Branding cung cấp giải pháp toàn diện giúp xây dựng thương hiệu mạnh từ tư vấn chiến lược, thiết kế thương hiệu đến truyền thông. Với hơn 2000+ khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ, bất kể yêu cầu của bạn ra sao, Stywin đều giúp bạn thực hiện công việc đó tốt nhất.

Qua bài viết này, Stywin hy vọng độc giả đã có thêm thông tin về khái niệm thương hiệu. Nó là một trong những tài sản quan trọng và có giá trị nhất mà một công ty sở hữu. Thương hiệu có thể tạo lập hoặc phá vỡ một công ty. Vì vậy, khi mở cửa kinh doanh, điều quan trọng là các công ty phải xây dựng và thiết kế thương hiệu trước khi tung ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Bạn đã sẵn sàng

bứt phá?
đột phá?

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất để thực hiện ý tưởng của bạn.

background contact 1
Hotline: 0911 339 456
Messenger facebook
Download profile